Hướng dẫn chỉnh dàn karaoke tại nhà chuẩn nhất – AV PLUS

Sử dụng dàn karaoke lâu năm nhưng các bạn đã biết cách chỉnh dàn karaoke của mình sao cho chuẩn nhất chưa? Dưới đây AV PLUS sẽ hướng dẫn cách chỉnh dàn karaoke để giai điệu trở nên tốt hơn, và tránh được các vấn đề khó chịu trong quá trình sử dụng.

Các vấn đề nếu không chỉnh dàn karaoke

Có nhiều vấn đề có thể gặp phải nếu không cân chỉnh dàn karaoke sẽ xảy ra các hiện tượng như:

Micro phát ra các tiếng chói tai

Trường hợp này do chúng ta điều chỉnh âm trần dày khiến cho micro trở nên ồm và nặng nề. Còn khi chúng ta điều chỉnh micro quá nhỏ thì các dải âm treble và mind trong nhạc nền gần như không có. Nó sẽ làm cho giọng hát chúng ta trở nên thiết sức sống và mỏng. Để khắc phục tình trạng này chúng ta chỉnh trên amply và nút LO của micro.

Tiếng vang quá lớn

Những trường hợp tiếng vang lớn vô tình sẽ tạo ra tiếng rít, tiếng hú chói tai và khó chịu. Vậy nên để tiếng vang vừa đủ dùng thì bạn cần biết chỉnh echo hoặc reverb.

Ngược lại nếu chúng ta biết chỉnh nó sẽ mang lại nhiều ưu điểm, để giọng hát được ngân cao hơn và không bị hụt.

Âm lượng phát ra từ nhạc nền to hơn giọng hát

Đây là trường hợp thường gặp nhất khi hát karaoke mà mọi người dễ gặp phải. Nguyên nhân do âm thanh ở tần số cao phát ra từ treble không đúng vị trí. Nếu treble phát ra theo đường thẳng thì nhạc sẽ to át giọng hát. Khắc phục trường hợp này cũng đơn giản. Bạn chỉ cần xem lại volume của loa treble và vị trí đặt nó xem đã đúng chưa. Nếu chưa thì điều chỉnh lại cho đúng. Nếu nguyên nhân do amply thì chỉ cần chỉnh lại nút volume master.

Cách chỉnh dàn karaoke

Chỉnh bộ đầu thu micro

Bộ đầu thu micro gồm các nút up,down, enter.

  • Up: Tăng tần số của bộ đầu thu Micro
  • Down: Giảm tần số của bộ đầu thu Micro
  • Enter: Nhấn nút này để setup tần số cho tay cầm của Mic không dây.

Các trường hợp mà đầu thu và micro không phù hợp với nhau

  • Thử micro nhưng không lên tiếng và xuất hiện chữ Mute ở màn hình LED
  • Tần số hiển thị trên micro và đầu thu khác nhau
  • Khi phát thử âm trên Micro không thấy phần RF,AF hiện lên ở vạch sóng

Trong trường hợp trên thì chúng ta cần xem lại kết nối của đầu thu micro, micro và mixer xem đã kết nối đúng chưa. Và điều chỉnh lại kết nối.

Chỉnh amply

Một bộ amply được thiết kế 5 hàng như sau

  • Hàng 1: Dùng để điều chỉnh micro 1
  • Hàng 2: Dùng để chỉnh micro 2
  • Hàng 3: Dùng để điều chỉnh Echo (tiếng vang)
  • Hàng 4: Dùng để điều chỉnh music
  • Hàng 5: Dùng để điều chỉnh các kênh tổng

Chúng ta sẽ điều chỉnh chi tiết như sau:

Bước 1: Cắm micro vào amply sau đó chỉnh nút low, mid, high về vị trí 12h theo chiều kim đồng hồ.

Bước 2: Điều chỉnh Volume tổng, volume mic, volume echo, volume music về vị trí 0. Đưa các thông số ở vị trí này để dễ điều chỉnh hơn. Lưu ý:

  • Volume micro nằm trong khoảng 11-1h để cho âm bass, mid, treble được cân bằng không gây hiện tượng rú, rít.
  • Vặn nút Low theo chiều kim đồng hồ sau đó thử phát âm các tiếng “Một”, “Bốn”, “Bảy” qua mic để xem âm trầm ở mức độ nào là ổn. Nếu ổn thì bạn dừng lại mức đó, còn nếu quá dày thì lùi lại.
  • Với nút Mid chỉnh ở khoảng 12-1h sau đó thử phát âm “Hai”, “Ba”, “Năm”,. âm mid chuẩn là khi bạn nghe được âm ba không bị vỡ.
  • Với nút cao (treble) chúng ta cũng vặn theo chiều kim đồng hồ sau đó dùng mic thử phát âm “Sáu”, “Chín”. âm treble ở mức 10h sẽ hợp lý.

Bước 3: Chỉnh ECHO

  • Nút LO chỉnh ở mức 10h
  • Treble chỉnh ở mức 11-12h
  • Nút RPT Chỉnh ở hướng 12h, độ lặp lại là 6.
  • Nút DLY Chỉnh ở mức 12h

Bước 4: Chỉnh Volume Music âm hài hòa như sau:

  • Âm tần số cao chỉnh ở mức 11h
  • Âm trung chỉnh ở mức 10-11h
  • Âm siêu trầm chỉnh ở mức 10-11h

Chỉnh 3 dải tần số của volume Music sẽ cho ra âm hài hòa nhất.

Bước 5: Điều chỉnh Volume Echo tổng, nên chọn ở mức 10h và 12h cho các đường Mic.

Chỉnh loa sub

Các dòng loa sub điện hiện nay đều cần cân chỉnh 3 nút volume, phase, LPF

  • Nút Volume

Nhiều người nghĩ rằng nút volume không quan trọng vì không ảnh hưởng tới âm bass. Tuy nhiên nếu chúng ta để âm lượng lớn thì tiếng bass phát ra nặng nề, ngược lại nếu để âm lượng nhỏ thì sẽ không cảm thấy âm thanh phát ra từ sub điện. Vì vậy chúng ta cần điều chỉnh âm lượng từ từ cho đến khi nghe vừa tai nhất. ở đây chúng ta lưu ý trong các mục đích khác nhau chúng ta sẽ điều chỉnh âm lượng khác nhau để tiếng bass trở nên hay hơn.

  • Nút Phase (tinh chỉnh lệch pha)

Điều chỉnh phase sẽ làm cho âm thanh của loa chính và âm thanh loa sub ra cùng một nhịp. Khi điều chỉnh chuẩn thì bass phát ra dày hơn quện vào âm thanh của loa chính tạo ra âm thanh tuyệt vời. Còn nếu chúng ta chỉnh sai thì âm thanh sẽ rất khó chịu.

Để kiểm tra các loa có phát ra cùng lúc không chúng ta bật to bài nhạc có nhiều bass. Sau đó lắng nghe một lúc và điều chỉnh nút phase 0/180. Khi nào nghe bản nhạc thấy âm trần và tiếng bass mềm nhất lúc này là đã chuẩn. Còn nếu chúng ta thấy điều chỉnh so với ban đầu không khác gì thì hay để phase ở mức 0.

  • Nút LPF (cắt dải tần số)

Dải âm mà con người có thể nghe được từ 20Hz tới 20Khz còn với loa sub điện thì âm thanh nằm trong dải từ 30Hz-150Hz. phần âm trầm sẽ nằm ở dải âm thấp.

Ví dụ loa chính có thể đáp ứng tần số tối thiểu là 80 Hz. Chúng ta sẽ cắt tần số loa sub điện bằng cách vặn nút Freq Cut theo chiều ngược kim đồng hồ ở mức 80 Hz.  Điều này sẽ giúp loa sub điện bù vào khoảng tần số loa chính không thể hiện được, nó sẽ mang lại âm thanh dày hơn, sống động hơn. Nếu không để ý tới nút Freq Cut, tần số quá thấp sẽ làm âm thanh bị thiếu dải tần, còn nếu quá cao thì làm cho âm thanh lẫn lộn.

Xem thêm các dự án chúng tôi đã triển khai tại đây!

Liên hệ với chúng tôi để thiết kế giải pháp hệ thống av theo thông tin sau:

Số điện thoại: 0904 249 481 – 0989 678 419

Địa chỉ: 17 Đinh Núp, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: info@avplus.com.vn

Website: avplus.com.vn

facebook: avpluscorporation

Tags: , , ,

Để lại bình luận